Quyền hạn của từng cấp độ User Role trong WordPress

GTV - Trong bài hướng dẫn tạo tài khoản trong WordPress bạn cũng đã biết, khi tạo thêm 1 user bạn cần phải chọn cấp độ người dùng như: Quản lý (Admin), Biên tập viên (Editor), Tác giả (Author), Cộng tác viên (Contributor), Thành viên đăng ký (Subscriber).

Vậy bạn có biết quyền hạn của từng cấp độ người dùng trong WordPress như thế nào không? Nếu bạn chưa biết, bài viết này mình sẽ chỉ cho các bạn thấy quyền hạn của từng cấp độ để khi tạo user bạn có thể chọn cấp độ cho phù hợp.

wordpress-la-gi-tai-sao-nen-dung-wordpress-de-lam-website

Các quyền hạn của người dùng trong WordPress

Khi tạo mới tài khoản người dùng trong WordPress, sẽ có 5 cấp độ người dùng trong WordPress để lựa chọn và nó bao gồm:

  • Administrator (Quản lý): Nhóm người dùng này có toàn quyền quản lý các chức năng có trong web WordPress.
  • Editor (Biên tập viên): Nhóm user này có quyền đăng, sửa, xóa bài viết và các chuyên mục. Và có quyền quản lý các bài viết của người dùng khác.
  • Author (Tác giả): Nhóm này có quyền đăng bài, sửa, xóa bài viết của họ lên web.
  • Contributor (Cộng tác viên): Nhóm người dùng này chỉ có quyền sửa, xóa bài viết của họ nhưng không có quyền đăng bài lên web mà chỉ có thể gửi cho người có quyền cao hơn xét xuyệt.
  • Subscriber (Thành viên đăng ký): Nhóm người dùng này chỉ có thể quản lý thông tin cá nhân và chỉ được phép đọc các bài viết được chia sẻ.

Chi tiết về quyền hạn của từng cấp độ người dùng trong WordPress

Như ở trên mình đã nói về quyền hạn của từng cấp độ, nhóm người dùng chắc các bạn cũng hiểu qua rồi. Dưới đây các bạn cần phải hiểu rõ hơn về các quyền hạn trong WordPress để sau này khi sử dụng các plugin để phân quyền người dùng bạn sẽ biết được cách dùng.

Trong WordPress mỗi quyền hạn được viết theo dạng “quyenhan_chucnang“. Ví dụ quyền xóa bài viết được viết là “delete_posts“, quyền quản lý chuyên mục “manage_categories“,…

Dưới đây là bảng phân quyền cho từng nhóm người dùng theo mặc định trong WordPress.

Tên quyền hạnAdministratorEditorAuthorContributorSubscriber
activate_pluginsYes    
create_pagesYes    
create_postsYes    
create_usersYes    
delete_others_pagesYesYes   
delete_others_postsYesYes   
delete_pluginsYes    
delete_postsYesYesYesYes 
delete_private_pagesYesYes   
delete_private_postsYesYes   
delete_published_pagesYesYes   
delete_published_postsYesYesYes  
delete_themesYes    
delete_usersYes    
edit_dashboardYes    
edit_others_pagesYesYes   
edit_others_postsYesYes   
edit_pagesYesYes   
edit_pluginsYes    
edit_postsYesYesYesYes 
edit_private_pagesYesYes   
edit_private_postsYesYes   
edit_published_pagesYesYes   
edit_published_postsYesYesYes  
edit_theme_optionsYes    
edit_themesYes    
edit_usersYes    
exportYes    
importYes    
install_pluginsYes    
install_themesYes    
list_usersYes    
manage_categoriesYesYes   
manage_linksYesYes   
manage_optionsYes    
moderate_commentsYesYes   
promote_usersYes    
publish_pagesYesYes   
publish_postsYesYesYes  
readYesYesYesYesYes
read_private_pagesYesYes   
read_private_postsYesYes   
remove_usersYes    
switch_themesYes    
unfiltered_htmlYesYes   
unfiltered_uploadYes    
update_coreYes    
update_pluginsYes    
update_themesYes    
upload_filesYesYesYes  

Như vậy bạn đã biết được trong WordPress các cấp độ thành viên, nhóm người dùng được phân quyền như thế nào rồi đúng không.

Dựa vào đây bạn có thể biết được nên chọn cấp độ cho thành viên mới như thế nào cho phù hợp khi tạo thêm người dùng.

Nhưng hãy lưu ý rằng, bảng phân quyền trên là mặc định của WordPress, còn nếu bạn đã can thiệp hoặc sử dụng plugin phân quyền nào đó thì có thể quyền đã khác.

Trong bài tiếp theo mình sẽ hướng dẫn bạn cách quản lý và phân quyền lại theo ý mình cho từng nhóm người dùng bằng plugin User Role Editor. Đồng thời bạn có thể tạo ra 1 nhóm người dùng mới với các quyền hạn khác nhau.

Từ Khoá

Đăng nhận xét

0Nhận xét
Đăng nhận xét (0)

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !